Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Định tuyến OSPF Phần 1

1. Ưu và nhược điểm của giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết
Ưu điểm

  • Sử dụng chi phí làm thông số định tuyến để chọn đường đi trong mạng. Thông số chi phí này có thể phản ánh được dung lượng của đường truyền.
  • Thực hiện cập nhật khi có sự kiện xảy ra, phát LSA ra cho mọi router trong hệ thống mạng để thông báo về sự thay đổi trong cấu trúc mạng. Điều này giúp cho thời gian hội tụ nhanh hơn.
  • Mỗi router đều có một sơ đồ đầy đủ và đồng bộ về toàn bộ cấu trúc hệ thống mạng. Do đó chúng rất khó để lặp vòng.
  • Router sử dụng thông tin mới nhất để quyết định chọn đường đi.
  • Cần thiết kế hệ thống mạng một cách cẩn thận để cơ sở dữ liệu về trạng thái đường liên kết có thể thu nhỏ lại. Nhờ đó chúng ta có thể tiết kiệm được các tính toán Dijkstra và hội tu nhanh hơn.
  • Mọi router sử dụng sơ đồ cấu trúc mạng của riêng nó để chọn đường. Đặc tính này sẽ giúp chúng ta khi cần xử lý sự cố.
  • Giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết hỗ trợ VLSM và CIDR.



Nhược điểm:

  • Chúng đòi hỏi nhiều dung lương bộ nhớ và năng lực xử lý cao hơn so với giao thức định tuyến theo vector khoảng cách. Do đó chúng khá mắc tiền đối với các tổ chức nhỏ, chi phí hạn hẹp và thiết bị cũ.
  • Chùng đòi hỏi hệ thống mạng phải được chia ra thành nhiều vùng nhỏ để làm giảm bớt độ lớn và độ phức tạp của cơ sở dữ liệu về cấu trúc hệ thống mạng.
  • Chúng đòi hỏi nhà quản trị phải nắm rõ giao thức.
  • Trong suốt quá trình khởi động, các router thu thập thông tin về cấu trúc hệ thống mạng.Do đó tiến trình này có thể làm giảm dung lượng đường truyền danh cho dữ liệu khác



2. So sánh giao thức định tuyến RIPv2 và OSPF

RIPv2 OSPF
Copy bảng định tuyến cho router láng giềng Gửi gói thông tin về trạng thái các đường liên kết cho tất cả các router trong mạng
Cập nhật định kỳ Chỉ cập nhất khi có sự kiện xảy ra
Sử dụng số hop làm thông số định tuyến Sử dụng đường ngắn nhất
Mỗi router nhìn hệ thống mạng theo sự chi phối của cá router láng giếng Mỗi router có cái nhìn đầy đủ về cấu trúc hệ thống mạng
Hội tụ chậm Hội tụ nhanh
Dễ cấu hình và dễ quản trị Cấu hình phức tạp hơn,yêu cầu người quản trị phải nắm rõ về giao thức
Tốn nhiều băng thông Tốn ít băng thông hơn so với định tuyến theo vector khoảng cách

3. Cấu hình OSPF đơn vùng
3.1 Cấu hình tiến trình định tuyến OSPF:
Định tuyến OSPF sử dụng khái niệm về vùng. Mỗi router xây dựng một cơ sở dữ liệu đầy đủ về trang thái đường liên kết trong một vùng. Một vùng trong mạng OSPF được cấp số từ 0 đến 65.535. Nếu OSPF đơn vùng thì vùng đó là vùng 0. Trong mạng OSPF đa vùng, tất cả các vùng đều phải kết nối vào vùng 0. Do đó vùng 0 được gọi là vùng xương sống.
Để khởi động định tuyến OSPF trên router,bạn dùng lệnh sau:
Router(config)# router ospf process-id
Process-id là chỉ số xác định tiến trình định tuyến OSPF trên router. Bạn có thể khởi động nhiều tiến trình OSPF trên cùng một router. Chỉ số này có thể là bất kỳ giá trị nào trong khoảng 1 đến 65.535. Đa số các nhà quản trị mạng thường giữ chỉ số process-id này giống nhau trong cùng 1 hệ tự quản, nhưng điều này là không bắt buộc.
Khai báo địa chỉ mạng cho OSPF như sau:
Router(config-router)#network address wildcard-mask area area-id
Mỗi một mạng được quy ước thuộc về một vùng. Address có thể là địa chỉ của toàn mạng, hoặc là một subnet hoặc là địa chỉ của một cổng giao tiếp

cau hinh OSPF don gian
Cấu hình OSPF Đơn giản
3.2 Cấu hình địa chỉ loopback cho OSPF và quyền ưu tiên cho router(Phần sau)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét